Tìm hiểu thuốc Yasmin
Thuốc Yasmin được bào chế ở dạng viên nén, bao phim. Mỗi hộp thuốc sẽ có 1 vỉ, mỗi vỉ chứa 21 viên. Trong một viên nén Yasmin sẽ có chứa các thành phần và hàm lượng bao gồm: Drospirenone 3mg; Ethinyl estradiol 0,03mg; tá dược khác.
Tác dụng
Yasmin được biết đến là một loại thuốc uống tránh thai kết hợp, có chứa hai loại nội tiết tố là ethinyl estradiol và drospirenone. Tác dụng của loại thuốc này đó chính là tránh thai, kiểm soát tối đa khả năng sinh sản. Hoạt động chính của thuốc là nhằm ngăn trứng rụng đầy đủ mỗi tháng. Đồng thời, trứng không thể tiếp nhận tinh trùng và quá trình thụ thai sẽ không diễn ra.
Không chỉ có vậy, trong quá trình dùng thuốc Yasmin, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ đều đặn hơn. Thêm vào đó là lượng máu kinh sẽ ít hơn, chị em sẽ giảm thiểu các cơn đau hành kinh thông thường. Như vậy, giảm máu cũng đồng nghĩa với việc giảm thiếu sắt cho cơ thể. Ngoài ra, Yasmin còn có tác dụng điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt và mụn trứng cá ở phụ nữ từ 14 tuổi trở lên.
Liều dùng
Chị em nên dùng thuốc Yasmin theo đúng chỉ dẫn được in trên vỉ thuốc đều đặn mỗi ngày, vào cùng thời điểm với một lượng nước thích hợp. Mỗi ngày, bạn nên uống 1 viên, trong suốt 21 ngày liên tục. Vỉ thuốc mới sẽ được bắt dầu sau 7 ngày ngưng uống.
Thuốc tranh thai Yasmin sẽ được uống viên đầu tiên vào ngày thứ nhất của chu kỳ kinh tự nhiên. Nếu bạn quên uống thuốc không quá 12 giờ so với giờ uống thuốc hàng ngà thì tác dụng của Yasmin cũng không thay đổi. Tuy nhiên, bạn nên uống viên thuốc bị quên ngay khi nhớ ra và uống viên thuốc tiếp theo như thường lệ.
*Hãy nhớ:
+ Không được ngừng uống thuốc tránh thai Yasmin quá 7 ngày
+ Nhất thiết phải uống liên tục 7 ngày để đạt được sự ức chế thích hợp trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng.
+ Trong tuần 1 và 2, nên uống viên thuốc bị quên ngay khi nhớ ra, thậm chí bạn cần phải uống 2 viên thuốc cùng một lúc
Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Yasmin
Chỉ định
Thuốc Yasmin được chỉ định trong các trường hợp tránh thai đường uống
Chống chỉ định
+ Người có tiền sử hoặc hiện tại đang có huyết khối ở động mạch hay tĩnh mạch, các tình trạng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các bệnh như: tắc mạch phổi, chứng nhồi máu cơ tim.
+ Tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng huyết khối như: thiếu máu cục bộ thoáng qua, chứng đau thắt ngực.
+ Tiền sử mắc chứng đau nửa đầu có các triệu chứng thần kinh khu trú
+ Bệnh tiểu đường có biến chứng mạch máu
+ Bệnh gan nặng mà chức năng chưa hồi phục
+ Suy thận nặng hoặc cấp tính
+ Tiền sử hoặc đang mắc u gan
+ Có hoặc nghi ngờ có các khối u ác tính liên quan đến các hormone sinh dục
+ Chảy máu âm đạo bất thường
+ Có hoặc nghi ngờ có thai
+ Người quá mẫn cảm với các hoạt chất hoặc thành phần của thuốc khi sử dụng
TÁC DỤNG PHỤ VÀ TƯƠNG TÁC CỦA THUỐC YASMIN
Tác dụng phụ của thuốc Yasmin
Khi dùng thuốc Yasmin, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:
+ Buồn nôn và đau ngực chiếm khoảng trên 6%
+ Thuyên tắc mạch và tĩnh mạch (hiếm gặp)
+ Thay đổi cảm xúc, trầm cảm
+ Giảm hoặc mất ham muốn tình dục
+ Đau đầu, đau nửa đầu, buồn nôn
+ Đau ngực
+ Chảy máu tử cung bất thường, chảy máu đường sinh dục không rõ nguyên nhân
+ Rối loạn kinh nguyệt, chảy máu giữa kỳ kinh
+ Đau tức ngực
+ Tiết dịch âm đạo, viêm âm đạo, âm hộ do nấm Candida
Ngoài ra, dùng Yasmin cũng có thể bị tăng huyết áp, giảm huyết áp, nôn, tiêu chảy, to ngực, nhiễm trùng âm đạo, giữ nước,…
Tương tác của thuốc Yasmin
Yasmin có thể tương tác với những loại chất/ thuốc sau đây:
+ Các chất làm tăng độ thanh thải của thuốc, chẳng hạn: phenytoin, primidone,…
+ Các chất làm thay đổi tác động lên độ thanh thải của thuốc, như: thuốc ức chế Protease, thuốc ức chế sao chép ngược non-nucleoside,…
+ Các chất làm giảm độ thanh thải của thuốc như: Itraconazole, voriconazole, fluconazole, verapamil, macrolides,…
Những phụ nữ đang điều trị với bất kỳ loại thuốc nào, nên tạm sử dụng thêm phương pháp màng chắn kết hợp thuốc Yasmin hoặc chọn phương pháp tránh thai khác.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/toan-bo-thong-tin-ve-thuoc-tranh-thai-yasmin.html
Thông tin liên hệ : Phòng khám đa khoa hoàn cầu
Post a Comment